Hiện nay, vấn đề điều trị viêm gan b mãn tính có sự thay đổi lớn.
Viêm gan B là bệnh khá phổ biến vì dễ lây, có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao. Vấn đề hàng đầu đặt ra cho ngành y tế là làm sao để quản lý căn bệnh này hiệu quả. Do vậy, Hội Gan mật Việt Nam và Hội Gan mật TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảokhoa học thường niên bệnh viêm gan lần thứ IV. Nội dung tập trung về những tiến bộ trong ngành xét nghiệm để quản lý bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính.
Xét nghiệm… là biết gan có chuyện
GS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, cho biết xét nghiệm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh, từ chẩn đoán sớm đến quản lý và theo dõi trong quá trình điều trị. Thông thường, khoảng 80% người bệnh sẽ không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn. Nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết bản thân mình đã bị nhiễm bệnh, thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh. Điều đó có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Hậu quả là ảnh hưởng tới việc điều trị, tốn kém và hiệu quả thấp. Đây là một trong những bất cập lớn tại Việt Nam, quốc gia có khoảng 15%-20% dân số bị nhiễm virus viêm gan B.
Hiện nay việc chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng xét nghiệm máu, áp dụng cho cả những người không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, xét nghiệm HBsAg cũng được thực hiện để xác nhận sự có mặt của kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, nồng độ HBsAg (kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B) tương quan gián tiếp với sự kiểm soát lây nhiễm. Mức HBsAg càng thấp thì sự kiểm soát lây nhiễm càng cao. Do vậy, đo lường số lượng HBsAg có thể giúp đánh giá việc cơ thể loại bỏ virus khỏi gan. Qua đó, bác sĩ xác định liệu cơ thể có đáp ứng với điều trị hay không. Đồng thời, các xét nghiệm HBV DNA được thực hiện để đo tải lượng virus có trong cơ thể, giúp xác định tốc độ virus nhân lên nhanh như thế nào.
Kiểm soát tình trạng miễn dịch của bệnh nhân
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày phương pháp xét nghiệm miễn dịch Roche Elecsys® HBsAg II định lượng. Đây là bước tiến mới trong việc cá nhân hóa điều trị viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm này đo lường số lượng HBsAg trong máu. Điều đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng kiểm soát miễn dịch của bệnh nhân; nguy cơ tiến triển từ viêm gan B sang bệnh xơ gan và ung thư gan. Từ đó thay đổi cách thức xử trí của bác sĩ đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bệnh này còn lây truyền từ mẹ sang con; dùng chung kim tiêm với người bệnh; nhận máu truyền từ người bệnh; sinh hoạt tình dục; dụng cụ không tẩy trùng như khi làm răng, xăm mình, xỏ khuyên cơ thể... Khi mắc bệnh, một số người không biểu hiện triệu chứng nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có, bạn cần để ý một số triệu chứng như vàng da hoặc vàng mắt; nước tiểu sậm màu; mệt mỏi, uể oải; buồn nôn; ói mửa…
TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, chia sẻ: “Mục đích sau cùng của việc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính là nhằm làm sạch hoàn toàn HBsAg. Hiện nay chúng ta có hai xét nghiệm bổ trợ nhau trong việc theo dõi điều trị bệnh viêm gan B mạn tính mà khi sử dụng kết hợp, cả hai xét nghiệm này sẽ giúp xác định liệu bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hiện tại hay không và từ đó có thay đổi phù hợp. Những số liệu gần đây chứng minh cho thấy việc làm sạch HBsAg sẽ góp phần giảm sự tiến triển bệnh sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan, do đó giúp người bệnh sống lâu hơn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của họ”.
Viêm gan B là bệnh khá phổ biến vì dễ lây, có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao. Vấn đề hàng đầu đặt ra cho ngành y tế là làm sao để quản lý căn bệnh này hiệu quả. Do vậy, Hội Gan mật Việt Nam và Hội Gan mật TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảokhoa học thường niên bệnh viêm gan lần thứ IV. Nội dung tập trung về những tiến bộ trong ngành xét nghiệm để quản lý bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính.
Xét nghiệm… là biết gan có chuyện
GS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, cho biết xét nghiệm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh, từ chẩn đoán sớm đến quản lý và theo dõi trong quá trình điều trị. Thông thường, khoảng 80% người bệnh sẽ không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn. Nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết bản thân mình đã bị nhiễm bệnh, thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh. Điều đó có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Hậu quả là ảnh hưởng tới việc điều trị, tốn kém và hiệu quả thấp. Đây là một trong những bất cập lớn tại Việt Nam, quốc gia có khoảng 15%-20% dân số bị nhiễm virus viêm gan B.
Hiện nay việc chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng xét nghiệm máu, áp dụng cho cả những người không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, xét nghiệm HBsAg cũng được thực hiện để xác nhận sự có mặt của kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, nồng độ HBsAg (kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B) tương quan gián tiếp với sự kiểm soát lây nhiễm. Mức HBsAg càng thấp thì sự kiểm soát lây nhiễm càng cao. Do vậy, đo lường số lượng HBsAg có thể giúp đánh giá việc cơ thể loại bỏ virus khỏi gan. Qua đó, bác sĩ xác định liệu cơ thể có đáp ứng với điều trị hay không. Đồng thời, các xét nghiệm HBV DNA được thực hiện để đo tải lượng virus có trong cơ thể, giúp xác định tốc độ virus nhân lên nhanh như thế nào.
Kiểm soát tình trạng miễn dịch của bệnh nhân
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày phương pháp xét nghiệm miễn dịch Roche Elecsys® HBsAg II định lượng. Đây là bước tiến mới trong việc cá nhân hóa điều trị viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm này đo lường số lượng HBsAg trong máu. Điều đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng kiểm soát miễn dịch của bệnh nhân; nguy cơ tiến triển từ viêm gan B sang bệnh xơ gan và ung thư gan. Từ đó thay đổi cách thức xử trí của bác sĩ đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bệnh này còn lây truyền từ mẹ sang con; dùng chung kim tiêm với người bệnh; nhận máu truyền từ người bệnh; sinh hoạt tình dục; dụng cụ không tẩy trùng như khi làm răng, xăm mình, xỏ khuyên cơ thể... Khi mắc bệnh, một số người không biểu hiện triệu chứng nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có, bạn cần để ý một số triệu chứng như vàng da hoặc vàng mắt; nước tiểu sậm màu; mệt mỏi, uể oải; buồn nôn; ói mửa…
TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, chia sẻ: “Mục đích sau cùng của việc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính là nhằm làm sạch hoàn toàn HBsAg. Hiện nay chúng ta có hai xét nghiệm bổ trợ nhau trong việc theo dõi điều trị bệnh viêm gan B mạn tính mà khi sử dụng kết hợp, cả hai xét nghiệm này sẽ giúp xác định liệu bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hiện tại hay không và từ đó có thay đổi phù hợp. Những số liệu gần đây chứng minh cho thấy việc làm sạch HBsAg sẽ góp phần giảm sự tiến triển bệnh sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan, do đó giúp người bệnh sống lâu hơn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của họ”.
Nguồn: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét