Ngoài khả năng lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua việc truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung kim tiêm, người ta còn có thể bị nhiễm bệnh truyền nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai… với vật dụng không được vô trùng.
HBV được tìm thấy số lượng lớn trong máu. Ngoài ra còn hiện diện trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ, và nước bọt, nhưng rất ít trong nước tiểu và không có trong phân. Lây truyền qua 04 đường, do tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người có chứa siêu vi viêm gan B :
- Mẹ truyền sang con: trẻ sơ sinh, con của bà mẹ bị nhiễm siêu vi B. Ðây là đường lây quan trọng nhất.
- Ðường tình dục: hoạt động tình dục cùng giới đồng tính nam hoặc khác giới với người mắc bệnh truyền nhiễm siêu vi B.
- Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay với người bị nhiễm siêu vi B, kim chích xăm mình hay xỏ lỗ tai không đảm bảo vô trùng. Nhân viên y tế bị tai nạn chạm phải kim tiêm nhiễm siêu vi B.
- Tiêm chích ma túy: dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B
Không lây qua đường tiếp xúc thông thường như :
- Hôn trên má
- Ho hoặc hắt hơi
- Ôm nựng hoặc nắm tay nhau
- Ăn thực phẩm từ một người bị nhiễm bệnh nấu
- Chia sẻ đồ dùng ăn uống như đũa hoặc muỗng
Lưu ý:
- Một số người uống nhiều rượu bia rất dễ mắc bệnh viêm gan siêu vi b (do tác hại của rượu đối với gan rất nguy hiểm).
- Do đây là một căn bệnh có thể lây nhiễm rất nguy hiểm, vì vậy cần phải đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe thường xuyên, để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp(một trong những biện pháp hiệu quả đó là cấy ghép tế bào gốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét