28 tháng 3, 2013

Đã có thuốc mới chữa bệnh xơ gan

Thuốc mới chữa bệnh xơ gan




Cho đến nay, ngành y tế bị bó tay trong công cuộc đấu tranh chống bệnh xơ gan. Vấn đề ở chỗ là thậm chí nếu sống sót được bệnh nhân vẫn không thể hồi phục sức khỏe vì cấu trúc bình thường của gan đã bị biến đổi.

Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện niềm hy vọng. Các nhà khoa học Nga ở vùng Sibiri đã chế ra một dược phẩm mới có khả năng khôi phục cơ quan bị hỏng và ngăn chặn những biến đổi. Một trong những tác giả của phát minh này, ông Gleb Zuzkov, thư ký khoa học của Viện Y Dược học thuộc chi nhánh Sibiri của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói: “Dược phẩm này xúc tiến hoạt động của các tế bào gốc trong gan và ngoài ra còn gia tăng hoạt động của các tế bào gốc trong tủy xương là “kho dự trữ” nhiều tế bào gốc” mà dược phẩm mới làm cho chúng ra vào máu ngoại vi và chuyển đến cơ quan bị thiệt hại.”

Trên thị trường dược phẩm quốc tế chưa có loại thuốc tương tự dù giới khoa học đã từ lâu tập trung giải quyết vấn đề điều trị xơ gan.

Theo Cơ quan Y tế Quốc tề (WHO), trong 50 năm qua, số người mắc bệnh viêm gan mãn tính và xơ gan đã tăng lên gấp 8 lần. Hiện nay, bệnh hepatit và xơ gan đứng hàng thứ 4 trong số các căn bệnh gây tử vong nhiều nhất, vượt trước bệnh lao và bệnh thiếu máu cơ tim. Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan ; các tác nhân gây bệnh sơ gan khác là hậu quả viêm virut hepatit, các loại bệnh viêm ống mật và những biến chứng do một số loại thuốc gây ra. Ăn uống không lành mạnh, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và hóa chất chứa trong xà phòng công nghiệp cũng tạo nguy cơ đe dọa sức khỏe.

Mười năm trước đây, các nhà khoa học Mỹ đã tuyên bố chế ra được thuốc mới chống xơ gan có khả năng phong tỏa protit RSK - chất khởi động bộ máy phát triển căn bệnh này. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm cho thấy rằng, liệu thuốc này gây nhiều biến chứng tác hại. Cho tới nay các chuyên gia Hoa Kỳ vẫn chưa thể giảm được mức độ độc hại của thuốc này.

Năm ngoái, các nhà khoa học Anh đã thành công trong việc nuôi cấy gan nhân tạo. Mô của người được nuôi từ tế bào gốc lấy ra ở rốn đứa trẻ chỉ vài phút sau khi nó chào đời. Theo ý kiến của họ, những “lá gan” nhân tạo có thể được dùng để thay thế bộ phận gan bị hỏng. Song,để nghiên cứu ra phương pháp tạo được lá gan hoàn chỉnh chắc là phải mất vài chục năm. Các cuộc nghiên cứu trong lãnh vực tế bào gốc và gene cũng vậy. Sau đây là ý kiến của chuyên gia Gleg Zuzkov: “Trong lãnh vực này còn phải giải quyết vấn đề đạo đức. Ngoài ra có nhiều vấn đề sinh học vì có nguy cơ lá gan nhân tạo biến chứng và gây khối u. Về liệu pháp gene thì các cuộc nghiên cứu mới ở giai đoạn thử nghiệm.

Còn các nhà khoa học Sibiri thì đề xuất một phương pháp thực tế: liệu pháp tác động đến tế bào. Ưu tiên của dược phẩm mới là ở chỗ đây là một “ phương pháp có triển vọng thực tế”. Hiện nay, dược phẩm này đang trải qua giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng. Người ta hi vọng trong 5 năm nữa, dược phẩm mới này, được gọi là “viên thuốc cứu sinh” sẽ được đưa vào thị trường

Xem thêm: chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu | phuong phap chua ung thu gan tot nhat

14 tháng 3, 2013

Điều trị ung thư gan bằng sóng cao tần

Cách điều trị ung thư gan bằng sóng cao tần đối với ung thư gan nguyên phát

Gan là vị trí thường gặp của u ác tính nguyên phát và từ chỗ khác di căn đến. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt gan và rất hiếm trường hợp được ghép gan. Tuy nhiên, các khối u gan đa phần (> 75%) là không thể phẫu thuật được vì u quá lớn hoặc nhiều khối u nhỏ nằm rải rác ở cả hai thùy gan, xâm lấn vào các mạch máu lớn hay các tổ chức quan trọng khác nên việc phẫu thuật thường nguy hiểm.

Do vậy, hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị thay thế đã ra đời như thuyên tắc động mạch gan (HAE – Hepatic arterial embolization), hoặc hoá trị - thuyên tắc (TACE – Transarterial chemoembolization), chích cồn qua da (PEI – percutaneous ethanol injection), điều trị nhiệt đông (cryotherapy) qua da, nội soi hay mở bụng, hủy u bằng cách dùng sóng cao tần (RFA – Radiofrequency ablation)…Ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào việc ứng dụng RFA trong điều trị ung thư gan nguyên phát

RFA là gì?

- RFA (Radiofrequency Ablation) là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do bởi sự ma sát của các i-ôn trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh (200-1200 MHz). Dòng điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim (needle electrode), dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u.


Sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt để phá hủy u 

Hiệu quả và lợi ích

- Tùy thuộc vào kích thước của khối u, RFA có thể được thực hiện 1 hay nhiều lần với mục đích hủy toàn bộ khối u. Thông thường, tổn thương có kích thước dưới 3 cm đòi hỏi 1 hoặc 2 lần điều trị, những tổn thương trên 4 cm có thể cần đến 5 hoặc 6 lần điều trị để có được ranh giới an toàn của việc điều trị ung thư (cách bờ khối u ≥1 cm). Việc quyết định điều trị lại cho bệnh nhân khi có bằng chứng còn sót mô ung thư trên hình ảnh chụp cắt lớp điện toán sau 1 tháng.

- Trong ung thư gan nguyên phát, khi kích thước u nhỏ (<3,5 cm), tỉ lệ sống trung bình sau 1, 3, và 5 năm điều trị RFA tương ứng là 94%, 68%, và 40%.

Theo các báo cáo trên thế giới, thủ thuật này rất ít khi gây biến chứng nặng, tỉ lệ biến chứng nhẹ khoảng 2-3%.


Quy trình thực hiện

- Sau khi đã có chẩn đoán xác định là ung thư gan nguyên phát hoặc từ vị trí khác di căn đến, thực hiện các xét nghiệm như một trường hợp chuẩn bị phẫu thuật thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá tình trạng bệnh để xét chỉ định và đưa ra kế hoạch điều trị. Thủ thuật thường được thực hiện trong phòng hình ảnh can thiệp (interventional room) hoặc tại phòng mổ (RFA qua da dưới hướng dẫn của siêu âm, qua nội soi ổ bụng hoặc mổ hở). Thủ thuật được thực hiện qua da, qua nội soi ổ bụng hoặc ngay trong lúc mổ bụng.

- RFA qua da với an thần nhẹ và gây tê tại chỗ, sau khi rạch một vết nhỏ trên da, kim điện cực được đưa vào vị trí u đã xác định trước dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp điện toán cắt lớp (CT-scan), khi vị trí kim đã chắc chắn (đầu kim đâm xuyên vào khối u khoảng 10 mm), thì kích hoạt máy để sinh nhiệt, thời gian hoạt động của máy khoảng 6 phút. Thời gian thực hiện thủ thuật trung bình cho 1 đợt điều trị kéo dài từ 20 đến 30 phút.

- Sau thủ thuật bệnh nhân được nằm theo dõi tại phòng hồi sức hoặc hậu phẫu khoảng 6 giờ, dùng thuốc giảm đau, kháng sinh dự phòng và bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Chỉ định

- RFA là một phương pháp điều trị u gan đang được nghiên cứu, và đến nay vẫn chưa có chỉ định rõ ràng. RFA vẫn bị giới hạn ở những bệnh nhân quá chỉ định cắt gan.

- Có ≤4 tổn thương nhỏ (<5 cm) của ung thư gan nguyên phát hoặc u di căn từ ung thư đại trực tràng mà quá chỉ định phẫu thuật cắt gan do bởi.

* Tình trạng chung kém

* Xơ gan hoặc suy gan nhẹ và trung bình

* Vị trí u hoặc phân bố u làm cản trở việc cắt u

* Ung thư gan tái phát (tương đối)

* Bệnh nhân từ chối phẫu thuật

- Hủy u hỗ trợ trong lúc cắt gan không có khả năng cắt hết hoàn toàn u.

- Có ung thư gan nhỏ (<5 cm) đang chờ ghép gan

- Có ≤4 tổn thương di căn nhỏ (<5 cm) không phải từ ung thư đại trực tràng

Chống chỉ định

- Bệnh ngoài da vùng thực hiện thủ thuật

- Thời gian sống thêm dưới 6 tháng

- Có bệnh ác tính khác đang tiến triển

- Xơ gan hoặc suy gan nặng

- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc huyết khối tĩnh mạch cửa

- Rối loạn tâm thần

- Dưới 18 tuổi

- Đang mang thai

- Bệnh phổi nặng

- Nhiễm trùng nặng

- Rối loạn đông máu kháng trị

- Tổn thương lớn (>5 cm) (tương đối)

- Nhiều tổn thương (>4 tổn thương) (tương đối)

- U nằm cạnh mạch máu lớn, màng ngoài tim, cơ hoành, hoặc tạng khác (tương đối)

Xem thêm: điều trị viêm gan | viêm gan cấp tính | tác hại của rượu | đầy bụng khó tiêu

11 tháng 3, 2013

Điều trị ung thư gan không cần xạ trị

Hiện nay để tìm được những phương pháp điều trị ung thư gan tốt nhất, ngoài cách xạ thông thường thì mọi người vẫn còn chưa biết nhiều thông tin về các phương pháp điều trị khác.

Do vậy cái tên SIR-Spheres microspheres còn mới lạ với mọi người nhưng đó lại là phương pháp điều trị ung thư mang lại hiệu quả nhất hiện nay.

SIR-Spheres microspheres là phương pháp mới trong điều trị ung thư gan. Trường hợp khối u trong gan không thể phẫu thuật được, SIR-Spheres microspheres có thể dùng như một liệu pháp không chiếu xạ và tấn công trực tiếp vào khối u. Phương pháp này gọi là Liệu Pháp Phóng Xạ Nội Y. Phương pháp này sử dụng hàng ngàn tia microspheres nhỏ có chứa thành phần kích hoạt yttrium-90. SIR-Spheres microspheres rất nhỏ, khoảng 32 microns. Tiến trình được diễn ra qua một đường dẫn nhỏ vào gan và SIR-Spheres microspheres được truyền qua ống dẫn này. Microspheres với chất phóng xạ yttrium-90 được đưa vào máu tới khối u trong gan dẫn tới các mạch máu nhỏ nuôi khối u và đưa dòng phóng xạ vào. Không giống như tia xạ khi chiếu từ bên ngoài chỉ có thể tới một số bộ phận của cơ thể, SIR-Spheres microspheres có khả năng mang lại lượng phóng xạ trực tiếp vào tế bào ung thư trong 1 thời gian dài hơn.

Ứng dụng của  Sir-Spheres Microsheres:

Xạ trị là một liệu pháp hiệu quả nhằm tiêu diệt khối u và được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị ung thư. Tuy vậy, các bộ phận của cơ thể nhạy cảm với tia xạ và khi dùng ở liều cao sẽ gây ra các phản ứng nguy hiểm. SIR-Spheres microspheres với kỹ thuật SIRT cho phép tiêu diệt tại chỗ khối u trong gan, đồng thời bảo vệ các tế bào khác.

SIR-Spheres microspheres được thực hiện bởi chuyên gia chuẩn đoán hình ảnh can thiệp. Bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú và được gây tê tại vùng. Một vết cắt nhỏ tại phần bẹn cùng với ống mềm được đưa vào gan dưới sự trợ giúp của máy X-quang. Ống này được đưa vào động mạch gan và chuyên gia chuẩn đoán hình ảnh can thiệp sẽ đưa SIR-Spheres microspheres vào khối u gan. SIR-Spheres microspheres được truyền trong 15’. Toàn bộ quá trình sẽ được tiến hành trong 1h.

Sau khi truyền xong, bệnh nhân sẽ được chụp để kiểm tra độ phóng xạ của SIR-Spheres microspheres trong gan. Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vài giờ và xuất viện sau 24h.

Lưu ý:

1 tuần sau khi điều trị, bệnh nhân không nên tiếp xúc người khác quá 2h. Bệnh nhân nên nằm riêng, đặc biệt không gặp gỡ tiếp xúc gần phụ nữ có thai, trẻ em và vật nuôi. Sau 1 tuần thì bệnh nhân sẽ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

7 tháng 3, 2013

Bài thuốc từ món ăn chữa bệnh viêm gan cấp tính


Những bài thuốc hay được chế ra từ các món ăn giúp chữa bệnh viêm gan cấp tính:


1. Thịt nạc hầm rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh tươi 150g (khô 100g), thịt lợn nạc 250g. Mang rễ cỏ rửa sạch (rễ khô cần ngâm 30 phút); thịt lợn thái chỉ, cho cả vào nồi cùng lượng nước vừa đủ hầm lên cho chín. Chia ra ăn vài lần trong ngày. Chủ trị: Viêm gan thể ứ mật, thuộc dạng khí huyết gan tỳ không đủ. Biểu hiện thở mắt, da vàng, sạm, không bóng, tứ chi mệt mỏi, nhịp tim nhanh ngắn, mạch nhỏ, lưỡi nhạt, đi lỏng.


2. Canh vịt, nhân ý dĩ 
Nhân ý dĩ 50g, vịt 1 con (1.000g), rượu gạo 10g, muối 5g, hành 5g, gừng 5g. Mang nhân ý dĩ rửa sạch, loại tạp chất, vịt làm sạch bỏ nội tạng và chân, gừng thái lát, hành cắt ngắn. Cho vịt, ý dĩ, gừng, hành vào nồi và đổ ngập nước. Đun lửa to cho sôi, sau đó rút bớt lửa, đun tiếp 50 phút là được. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát nhỏ thịt vịt và ý dĩ, uống 100ml nước.


3. Cháo đậu đỏ với vịt trời
Đậu đỏ 30g, thịt vịt trời 50g, gạo 100g, gừng 5g, đường trắng 20g. Đãi sạch đậu, loại tạp chất, thịt vịt rửa sạch, nhúng qua nước sôi rồi thái miếng nhỏ, gừng thái lát. Cho đậu, thịt, gạo vào nồi, đổ 600ml nước, cho gừng vào. Đun lửa to cho sôi, rút bớt lửa nhỏ đun 50 phút nữa rồi bỏ đường vào là được. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần ăn 100g cháo. Công dụng: bổ ích tỳ vị, lợi tiểu, tiêu thũng. Dùng cho người viêm gan virut cấp.



4. Trần bì, hương phụ hấp với bồ câu mới ra ràng
Trần bì 6g, hương phụ chế 9g, bồ câu mới ra ràng 1 con, gừng 5g, hành 5g, muối 5g, rượu gạo 10g. Vò trần bì cho mềm ra, thái chỉ. Hương phụ chế rửa sạch, bỏ tạp chất. Chim làm sạch bỏ nội tạng và chân. Gừng thái mỏng, hành cắt đoạn ngắn. Mang tất cả các vị trên cho vào nồi hấp cùng 250ml nước. Dùng lửa to đun khoảng 30-40 phút là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần nửa con chim và 100ml nước. Công dụng: hành khí kiện tỳ, nhuận gan giải ứ. Dùng cho người viêm gan virut cấp tính, ứ khí.

5. Cháo trần bì, thịt nạc
Trần bì 9g, thịt lợn nạc 50g, gạo 100g, muối 3g. Vò trần bì cho mềm ra rồi thái lát nhỏ, thịt lợn rửa sạch thái miếng nhỏ, gạo đãi sạch. Cho gạo, trần bì vào nồi, đổ 800ml nước vào. Dùng lửa to đun sôi, sau đó cho các thứ còn lại vào đun nhỏ lửa 30-45 phút là được. Ngày ăn 1lần, mỗi lần 100g cháo. Công dụng: hành khí kiện tỳ, bổ khí huyết. Dùng cho người viêm gan virut cấp.



6. Cá chạch hầm đậu phụ 
Cá chạch 5 con, đậu phụ 1 miếng. Thả cá chạch vào nước sạch, nhỏ thêm vào vài giọt dầu ăn để cá thải phân ra, mang hầm đậu phụ cho chín. Ngày ăn hai lần. Chủ trị: Viêm gan vàng da, bí đại tiện.
Cháo gạo-cà tím: Cà tím 300g, gạo 50g. Cà tím cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục vài ngày. Chủ trị: Viêm gan vàng da.


7. Ngũ linh chi, hồng hoa hấp mực
Ngũ linh chi 9g, hồng hoa 6g, đào nhân 9g, cá mực 200g, gừng 5g, hành 5g, muối 5g, rượu gạo 10g. Mang 3 vị thuốc rửa sạch, cá mực làm sạch, cắt khúc dài 5cm rộng 3cm, gừng thái lát mỏng, hành cắt ngắn. Cho cá mực vào nồi hấp rồi cho tất cả các vị thuốc và gia vị cùng 150ml nước. Cho nồi hấp lên bếp lửa to hấp trong 30 phút. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần ăn 50g cá mực. Công dụng: hoạt huyết tan u cục, tiêu sưng giảm đau. Dùng cho người viêm gan cấp thuộc loại ứ khí, mạch máu nghẽn.


8. Canh rau dền với sứa
Rau dền tươi 300g, sứa 150g, gừng, hành, muối mỗi thứ đều 5g, dầu ăn 30g. Rửa sạch sứa, thái chỉ; rau dền rửa sạch thái thành đoạn 5cm, phi gừng, hành với dầu cho thật thơm rồi cho sứa, rau dền, muối vào xào qua rồi cho 500ml nước đun to lửa cho sôi sau đó hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn 1/3 phần sứa (50g) còn rau giền và nước canh ăn tùy thích. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, hành thủy nhuận tràng. Dùng cho người viêm gan vàng da cấp tính, tiểu tiện khó.


9. Ốc hấp rượu
Rượu trắng, ốc nước ngọt. Mang ốc hấp với rượu, ăn ốc và uống hết nước (rượu). 

10. Cháo đậu xanh, đậu đỏ
Đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g. Cho 2 loại đậu vào ngâm 1 giờ. Sau đó vớt ra cho vào nồi cùng 500ml nước, đun to lửa cho sôi rồi rút lửa nhỏ nấu cho chín thành dạng hồ, nêm ít đường cho vừa ăn. Mỗi ngày một lần, ăn nóng. Chủ trị: Viêm gan nặng cấp tính hoặc bán cấp tính. Triệu chứng: người nóng, vàng da, bụng trướng, cứng, tiểu tiện khó, nóng nảy, lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi vàng hoặc có các chấm đen, mạch nhanh.

5 tháng 3, 2013

Triệu chứng bệnh xơ gan và những điều cần biết


Triệu chứng bệnh xơ gan:


Chúng ta đều biết rằng gan là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể của mỗi người. Vì vậy nếu không may mắc phải viêm gan cổ trướng hoặc có người thân mắc phải căn bệnh quái ác này thì mọi người sẽ hiểu được nỗi khổ của người bị bệnh như thế nào. Hôm nay mình viết bài viết này là mong muốn chia sẻ đến mọi người một địa chỉ chữa bệnh này một cách hiểu quả nhất với mong muốn giúp những người bị bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Mình hi vọng qua bài viết này của mình sẽ có nhiều hơn nữa những bệnh nhân đang từng ngày chống chọi với căn bệnh xơ gan biết và tìm đến đúng điạ chỉ để mau chóng được chữa khỏi bệnh.

Hầu hết bệnh nhân xơ gan có rất ít triệu chứng. Xơ gan có thể được gợi ý bởi vàng da, vàng mắt, bụng trướng to. Những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, suy nhược và chán ăn có thể xảy ra. Ngứa do sự trào ngược của mật vào trong máu và da. Dễ bầm tím là hậu quả của sự giảm sản xuất protein kết cụm do bệnh gan.

Dịch có thể tích tụ trong ổ bụng (cổ chướng) và sưng chân như là kết quả của sự tắc nghẽn máu qua gan. Ðây là biến chứng xa hơn do giảm sản xuất protein của gan xơ. Dịch có thể bị nhiễm trùng(viêm phúc mạc vi khuẩn) và có thể đe doạ sự sống. Thường hơn, dịch gây khó chịu trong bụng và tăng cân.


Bởi vì dòng máu qua gan chậm trong gan xơ, do đó máu trở về tim từ ruột non phải tìm những cầu nối luân phiên. Ðiều này thường dẫn đến phình mạch như túi phình tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày. Tĩnh mạch với thành mỏng này có thể bị vỡ dưới áp lực cao và gây ra xuất huyết nội. Ðiều này có thể dẫn đến ói ra máu, tiêu phân đen, và thậm chí sốc.


Gan của bệnh nhân xơ gan giảm khả năng lọc chất độc (như amoniac) gây tích tụ trong máu. Ðiều này dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc rối loạn nhân cách (bệnh não). Chứng hay quên, mất tập trung, rối loạn tâm thần và ít ngủ có thể là hậu qua của xơ gan. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, mất ý thức (hôn mê) và hơi thở yếu có thể xảy ra. Bệnh nhân cũng nhạy cảm với thuốc mà bình thường được lọc bởi gan. Ðây là một vấn đề đặc biệt quan trọng của thuốc an thần và thuốc ngủ.


Xem thêm: loại thuốc tốt nhất điều trị xơ gan | chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn đầu | phương pháp chữa ung thư gan tốt nhất | benh truyen nhiem

4 tháng 3, 2013

Sử dụng nút mạch điều trị ung thư gan

Thực hiện phương pháp can thiệp nút mạch điều trị ung thư gan:

Phương pháp này không phải phẫu thuật, không chảy máu, không có biến chứng nặng, mang lại thời gian sống thêm cho bệnh nhân từ 16 tháng trở lên.



Ung thư gan, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) chiếm tới 90%, là một bệnh hiểm nghèo, sớm đem lại tử vong và đang có xu hướng phát triển ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Trong đó điều trị phẫu thuật (cắt gan) được biết như phương pháp chữa bệnh duy nhất nhưng ít khi có thể làm được vì có tới 80% bệnh nhân có nhiều u hay u quá lớn, u xâm lấn các tổ chức khác. Đôi khi tổn thương trước đây như xơ gan làm cho phẫu thuật cắt gan khó tránh khỏi nguy cơ suy gan. Với những trường hợp như vậy ghép gan là phương pháp thay thế có triển vọng nhưng kết quả cũng hạn chế vì nguy cơ tái phát do u di căn chưa biết và có thể do điều trị giảm miễn dịch làm u phát triển.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị UTBMTBG như phẫu thuật, phá hủy u bằng các tác nhân lý - hóa (tiêm cồn, tiêm axit axêtic, đốt nhiệt tần số radio, xạ trị trong hoặc ngoài), nút hóa chất động mạch gan, ghép gan. Trong đó, nút hóa chất là phương pháp an toàn và có thể thực hiện được cho phần lớn các trường hợp UTBMTBG không thể phẫu thuật được (80%).

Phương pháp này rất phù hợp với những bệnh nhân có khối u gan nguyên phát tương đối lớn, nằm gần các mạch lớn không thể cắt bỏ. Với những khối u có kích thước 10cm trở lại, chưa xâm lấn vào tĩnh mạch cửa gây huyết khối (lòng mạch đặc kết lại, mạch máu không còn lưu thông) thì nút mạch sẽ cho hiệu quả thấy rõ. Ưu điểm nối bật khi thực hiện can thiệp là không gây chảy máu, tránh được vết mổ, điều trị trực tiếp trên khối u (bơm hoá chất và làm tắc mạch nuôi khối u), các hoá chất hủy diệt khối ung thư không tổn thương đến nhu mô lành lân cận.

Bệnh nhân thường phải làm từ 1 - 2 lần. Lần đầu, 63% tắc mạch hoàn toàn u không còn ngấm thuốc cảm quang, trường hợp u lớn trên 7cm, tắc mạch chưa hết sẽ được thực hiện tiếp lần 2 sau một thời gian. Kết quả, sau nút mạch 97% tốt ra viện, 3% biến chứng suy gan, 36% đau sau nút mạch, 16% sốt, 2% chảy máu tại chỗ chọc. Thời gian những bệnh nhân còn sống, khoẻ mạnh, siêu âm kiểm tra thấy u nhỏ đi, không có biểu hiện di căn đạt 32%, tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân sau 1 năm đạt 46%. Những bệnh nhân còn sống nhưng có biểu hiện u tiến triển là 59%.

Xem thêm: điều trị viêm gan | viêm gan cấp tính | phương pháp chữa ung thư gan tốt nhât

3 tháng 3, 2013

Đã có sự thay đổi trong điều trị viêm gan b mãn tính

Hiện nay, vấn đề điều trị viêm gan b mãn tính có sự thay đổi lớn.

Viêm gan B là bệnh khá phổ biến vì dễ lây, có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao. Vấn đề hàng đầu đặt ra cho ngành y tế là làm sao để quản lý căn bệnh này hiệu quả. Do vậy, Hội Gan mật Việt Nam và Hội Gan mật TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảokhoa học thường niên bệnh viêm gan lần thứ IV. Nội dung tập trung về những tiến bộ trong ngành xét nghiệm để quản lý bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính.

Xét nghiệm… là biết gan có chuyện

GS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, cho biết xét nghiệm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh, từ chẩn đoán sớm đến quản lý và theo dõi trong quá trình điều trị. Thông thường, khoảng 80% người bệnh sẽ không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn. Nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết bản thân mình đã bị nhiễm bệnh, thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh. Điều đó có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Hậu quả là ảnh hưởng tới việc điều trị, tốn kém và hiệu quả thấp. Đây là một trong những bất cập lớn tại Việt Nam, quốc gia có khoảng 15%-20% dân số bị nhiễm virus viêm gan B.

Hiện nay việc chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng xét nghiệm máu, áp dụng cho cả những người không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, xét nghiệm HBsAg cũng được thực hiện để xác nhận sự có mặt của kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, nồng độ HBsAg (kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B) tương quan gián tiếp với sự kiểm soát lây nhiễm. Mức HBsAg càng thấp thì sự kiểm soát lây nhiễm càng cao. Do vậy, đo lường số lượng HBsAg có thể giúp đánh giá việc cơ thể loại bỏ virus khỏi gan. Qua đó, bác sĩ xác định liệu cơ thể có đáp ứng với điều trị hay không. Đồng thời, các xét nghiệm HBV DNA được thực hiện để đo tải lượng virus có trong cơ thể, giúp xác định tốc độ virus nhân lên nhanh như thế nào.

Kiểm soát tình trạng miễn dịch của bệnh nhân

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày phương pháp xét nghiệm miễn dịch Roche Elecsys® HBsAg II định lượng. Đây là bước tiến mới trong việc cá nhân hóa điều trị viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm này đo lường số lượng HBsAg trong máu. Điều đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng kiểm soát miễn dịch của bệnh nhân; nguy cơ tiến triển từ viêm gan B sang bệnh xơ gan và ung thư gan. Từ đó thay đổi cách thức xử trí của bác sĩ đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bệnh này còn lây truyền từ mẹ sang con; dùng chung kim tiêm với người bệnh; nhận máu truyền từ người bệnh; sinh hoạt tình dục; dụng cụ không tẩy trùng như khi làm răng, xăm mình, xỏ khuyên cơ thể... Khi mắc bệnh, một số người không biểu hiện triệu chứng nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có, bạn cần để ý một số triệu chứng như vàng da hoặc vàng mắt; nước tiểu sậm màu; mệt mỏi, uể oải; buồn nôn; ói mửa…

TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, chia sẻ: “Mục đích sau cùng của việc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính là nhằm làm sạch hoàn toàn HBsAg. Hiện nay chúng ta có hai xét nghiệm bổ trợ nhau trong việc theo dõi điều trị bệnh viêm gan B mạn tính mà khi sử dụng kết hợp, cả hai xét nghiệm này sẽ giúp xác định liệu bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hiện tại hay không và từ đó có thay đổi phù hợp. Những số liệu gần đây chứng minh cho thấy việc làm sạch HBsAg sẽ góp phần giảm sự tiến triển bệnh sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan, do đó giúp người bệnh sống lâu hơn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của họ”.